Bien Bao Cam Nhan Biet

Biển báo cấm bác tài cần lưu ý để tránh bị xử phạt vô duyên

7.000 Views

Biển báo cấm thường gặp rất nhiều trên đường phố Việt Nam. Chúng có vai trò rất quan trọng thuộc hệ thống biển báo giao thông đường bộ. Tuy nhiên không phải ai cũng nhận biết được, nắm rõ ý nghĩa và tuân thủ theo nó.

Nhiều người đi đường không hề chú ý đến mà chỉ biết lưu thông. Đôi khi họ chỉ để ý đến đèn báo giao thông mà thôi. Mỗi người dân khi tham gia giao thông cần hiểu rõ các biển báo trên đường.

Để chấp hành tốt hơn luật giao thông, tránh gây tai nạn. Cùng An Phú Car chúng tôi đi tìm hiểu thêm những loại biển này. Để bạn tham gia giao thông tự tin hơn và nắm rõ luật hơn.

Bien Bao Cam Nhan Biet

Nhận diện nhóm biển cấm

Đây là nhóm biển thể hiện ra những điều lái xe không được làm. Khi tham gia giao thông họ phải tránh vi phạm những điều ghi trên biển. Nhóm này có tổng cộng 63 biển từ P102 đến P140 và chúng có đặc điểm nhận biết riêng.

Biển có thể có giá trị ở một/ một số/ tất cả các làn đường đúng chiều xe chạy. Đặc điểm của biển báo cấm rất dễ nhận diện so với các biển khác. Nó có thiết kế hình tròn, viền đỏ & nền bên trong màu trắng.

Có đường gạch chéo màu đỏ từ trái sang phải biểu thị biển cấm (tùy biển). Các hình vẽ có màu đen rõ ràng thể hiện điều cấm kỵ/ hạn chế làm. Có hiệu lực đối với cả người đi bộ, người điều khiển xe thô sơ và xe cơ giới.

Trường hợp ngoại lệ là biển 122 có hình bát giác (biển dừng lại). Còn nhìn chung chúng đều có đặc điểm như trên. Nên nhìn thoáng qua có thể nhận ra và người tham gia nên chú ý chấp hành theo.

Bien Bao Cam Xu Phat

Đôi khi không chú ý mà đi vào khu vực cấm sẽ bị phạt theo quy định. Có thể kể một số biển như: cấm đi ngược chiều, đi xe đạp, đường cấm.

Hay cấm máy kéo, xe gắn máy, ô tô, người đi bộ, hạn chế chiều cao, cấm rẽ phải/ trái,… Biển báo thường được làm bằng tôn, mạ kẽm dày 1,2 – 1,5mm.

Và có phản quang loại 3M3900 hoặc 3M610 theo quy chuẩn của bộ GTVT Việt Nam. Mỗi biển mang ý nghĩa riêng và được sử dụng trong các trường hợp khác nhau. Dưới đây sẽ là ý nghĩa của một số biển gặp thường xuyên trên đường.

Bien Bao Cam Y Nghia

Biển báo cấm đi ngược chiều

Đây là biển P102 cho biết đường cấm các xe đi vào (cả xe thô sơ và xe cơ giới). Tính theo chiều đi của xe và trùng với chiều đặt biển. Các xe ưu tiên theo quy định của nhà nước không cần tuân thủ biển này.

Biển có hình tròn đặc trưng, nền đỏ, ở giữa có gạch ngang hình chữ nhật màu trắng cỡ lớn. Ký hiệu khá đơn giản nhưng nhiều người khi tham gia giao thông vẫn không nhận biết được.

Trường hợp đi ngược chiều nơi có biển P102 này bạn sẽ bị phạt theo quy định. Mức phạt từ 300 đến 400 ngàn đồng đối với xe gắn máy, xe máy điện, xe mô tô.

Bien Bao Cam Di Nguoc Chieu

Ngoài ra có thể bị tước GPLX (bằng lái xe) thời hạn có thể lên đến 3 tháng. Còn đối với ô tô mức phạt cao hơn từ 800 ngàn đồng đến 1,2 triệu đồng.

Trừ các phương tiện được Nhà nước ưu tiên khi làm nhiệm vụ thì không bị xử phạt. Đặc biệt nếu trên đường cao tốc mà đi ngược chiều sẽ bị phạt rất nặng. Đối với ô tô là từ 7 đến 8 triệu đồng hoặc tước bằng lái xe thời hạn 4-6 tháng.

Bien Bao Cam Re Trai

Biển báo cấm rẽ trái

Biển này mang số hiệu P123a cũng mang thiết kế chung. Đó là viền ngoài tròn màu đỏ, nền trắng. Ở giữa là mũi tên đen hướng về bên trái bị gạch chéo màu đỏ.

Biển được cắm ở các đoạn đường giao nhau và có hiệu lực đối với xe cơ giới và xe thô sơ. Nhiều người nhầm lẫn biển này với biển cấm quay đầu xe.

Bien Bao Cam Dau Xe

Nhưng theo luật mới từ năm 2016 thì gặp biển cấm rẽ trái xe vẫn có thể quay đầu. Nếu không tuân thủ thì bạn sẽ vi phạm luật giao thông: không chấp hành chỉ dẫn của biển.

Và bị xử phạt hành chính (phạt tiền) đối với trường hợp vi phạm. Người lái xe moto, xe gắn máy/ xe máy điện, các loại xe tương tự phải thực hiện nộp phạt.

Mức phạt là 60 đến 80 ngàn đồng/ 1 phương tiện/ 1 lần vi phạm. Nếu như không muốn bị phạt thì hãy tìm hiểu về các biển cấm. Vừa đảm bảo an toàn cho mình, vừa đảm bảo an toàn cho những người xung quanh.

Bien Bao Cam Phat Nhieu

Biển cấm đậu xe như thế nào

Mang số hiệu 131a đặt ở vị trí không cho đậu xe (ô tô) trên đường. Hiệu lực với tất cả các phương tiện cơ giới và ngoại trừ các xe ưu tiên. Biển có hình tròn, viền màu đỏ, nền màu xanh dương khác với các biển khác.

Nó được chia làm 2 bởi hai nét gạch chéo màu đỏ. Chất liệu để làm biển tương tự chất liệu chung là tôn mạ kẽm. Tất nhiên là có kèm phản quang để các phương tiện đi buổi tối vẫn có thể quan sát được.

Ý nghĩa của biển là cấm các loại xe cơ giới đậu xe tại vị trí đặt biển. Bao gồm cả dưới lòng đường và ở trên vỉa hè. Trong đó cần phân biệt giữa dừng và đậu/ đỗ xe.

Bien Bao Cam Quay Dau

Dừng xe là trạng thái xe đứng yên trong khoảng thời gian nào đó (5-10-20 phút). Chỉ có tính tạm thời để bốc hàng hoặc cho khách lên/ xuống xe. Khi đó lái xe vẫn nổ máy và ngồi tại vị trí lái.

Còn đỗ xe/ đậu xe là khi xe tắt máy và dừng hoàn toàn, lái xe rời khỏi xe. Quy định của Chính phủ là ô tô phải đậu ở sát lề bên phải theo chiều của mình.

Hơn nữa bánh xe phải cách lề đường không quá 25 cm, không gây ảnh hưởng đến giao thông. Chú ý tránh tuyệt đối hành vi đỗ xe trái đường hoặc đậu xe trên cầu vượt/ gầm cầu vượt.

Bien Bao Cam Re Quay Dau

Biển báo cấm quay đầu xe

Có số hiệu 124a, có hiệu lực với cả xe cơ giới và xe thô sơ. Đối với trường hợp quay đầu xe kiểu chữ U, phân biệt với biển cấm rẽ trái. Vẫn là hình dạng và chất liệu chung, hình tròn và tôn mạ kẽm, có phản quang.

Ở giữa là biểu tượng mũi tên chữ U quay ngược màu đen. Được gạch bởi đường xiên màu đỏ từ trái sang phải. Mức phạt khi vi phạm tương tự các trường hợp trên là phạt tiền/ tước GPLX.

Bien Bao Cam Bao Nhieu Hinh

Mức phạt là 300-400 ngàn đồng hoặc 1,5-2,4 triệu VNĐ tùy loại xe vi phạm. Đối với xe máy, xe mô tô thì sẽ bị phạt 100 đến 200 ngàn đồng. Để không bị phạt tiền thì khi điều khiển xe bạn nên chú ý các biển hiệu lệnh trên đường.

Tham khảo:

Written by

Hợp Hyundai là chuyên gia bán hàng xe hơi với hơn 10 năm kinh nghiệm. Vì vậy các bài viết về đánh giá xe của Anh sẽ chính xác hơn, mang đến cái nhìn tổng quát về thị trường xe.