VVA Co Che

VVA là gì trên xe và nguyên lý hoạt động cũng như tác dụng

8.275 Views

Bạn là người quan tâm tìm hiểu đến những chiếc xe mô tô, đã từng tìm hiểu về cấu tạo, hoạt động của chúng. Thì sẽ nghe qua đến cụm từ VVA.

Tuy nhiên cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nó thì chắc hẳn nhiều người sẽ không biết rõ. Cùng chúng tôi đi tìm hiểu thêm một kiến thức bổ ích sau bài này.

VVA Co Che

Khái niệm VVA

VVA là một công nghệ mới được Yamaha sử dụng gần đây. Nó được viết tắt của từ: Variable Valve Actuation có nghĩa là công nghệ van biến thiên. Đây là công nghệ không quá mới mẻ.

Bởi nó đã xuất hiện từ đầu những năm 1960 trên những chiếc xe ô tô. Và trên xe mô tô nó đã được ứng dụng trên những chiếc xe phân khối lớn trên 175cc .

VVA Tren Xe Yamaha

Loại thiết bị này thường chỉ được dùng trên những chiếc xe có dung tích lớn, và vì là tính năng hiện đại nên giá bán cũng khá cao .

Bởi không chỉ cho hiệu năng tuyệt vời mà chi phí để lắp đặt , sản xuất công nghệ này tương đối đắt đỏ. Van biến thiên thường được thấy làm việc trên hệ thống động cơ DOHC.

Tuy nhiên hãng xe Yamaha lại không muốn sử dụng công nghệ động cơ này. Cho những chiếc xe của hãng mình. Nên đã áp dụng van biến thiên và hệ thống động cơ DOHC.

VVA Thong Tin

Phân loại

Biến đổi van biến thiên VVA là các thuật ngữ chung. Có thể được sử dụng để mô tả một loạt các công nghệ được sử dụng. Để tăng tính linh hoạt của van trong khối động cơ. Bằng cách cho phép thay đổi thời gian đóng mở van.

Hệ thống này có thể được phân loại gồm: hệ thống dựa trên trục cam hoặc hệ thống camless. Các hệ thống camless cung cấp sự linh hoạt nhất trong việc nâng van và thời gian mở van.

Nhưng nhược điểm là dễ bị tăng nguy cơ hỏng hóc lớn. Nếu van ở vị trí nâng có thể cản trở hoạt động của Pis tông. Các hệ thống dựa trên trục cam kém linh hoạt hơn.

VVA Truc Cam

Ở chỗ sự đóng mở của các van phải phụ thuộc vào giói hạn của cấu hình cam. Tuy nhiên chúng lại khá mạnh mẽ và sự can thiệp giữa pit tông và van.

Nói chung có thể tránh được ngay cả trong các sự cố của hệ thống. Ngoại trừ một số động cơ có tốc độ thấp hơn. Thì tất cả các hệ thống VVA sản xuất hiện tại đều dựa trên trục cam.

Hệ Thống dựa trên trục cam có thể được phân loại thêm theo chức năng của chúng. Các hệ thống cung cấp hệ thống điều khiển thời gian VTC.

Hệ thống định vị thời gian biến thiên VVT là công nghệ VVA dựa trên trục cam cơ bản nhất. Và chỉ cần thay đổi thời gian của thời gian đoáng mở van mà không làm thay đổi lực nâng.

VVA Van Bien Thien

Chức năng của VVA

Nhiệm vụ chủ đạo của VVA là làm thay đổi thời gian đóng mở của van nạp. Hoặc đóng mở cả van nạp và van xả khi cần thiết. Từ đó sẽ điều tiết lượng hỗn hợp khí cùng nhiên liệu được đưa vào trong buồng đốt. Phục vụ cho hoạt động của động cơ.

Qua đó có thể tác động vào động cơ làm tăng cường sức mạnh của khối máy. Tác động vào thời điểm cần thiết mà vẫn có thể đảm bảo yêu cầu. Cho hiệu suất sử dụng nhiên liệu một cách tốt nhất.

VVA La Gi

Hay nói cách khác nó được sử dụng với công dụng chính là thay đổi địa điểm. Thời gian đóng mở Xu pap cũng như mức độ thịt sâu của Xu pap. Qua đó có thể thay đổi được hiệu suất khí nạp vào trong động cơ.

Thời gian và thời điểm đóng mở Xu pap: nó bị phụ thuộc chính bởi góc lệch của gối cam. Hay còn gọi là góc kệch xuyên tâm của gối cam. Việc xác định chính xác góc lệch này sẽ có những công dụng to lớn.

Do đây chính là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến thời gian. Các gối cam tác động khiến hai bên nạp và xả của xupap đều mở.

VVA Co Tot Khong

Cấu tạo của VVA

Cấu tạo chính bao gồm: hai cây cò riêng biệt chạy trên hai gói cam khác nhau. Chịu trách nhiệm điều khiển đóng mở hai van nạp. 1 cây chạy trên RPM thấp, một cây chạy trên RPM cao.

Cây cam có tới 3 gói cam – một gói xả và 2 gói nạp. Hai cây cò sẽ được nối với nhau bởi một cây lẫy nhỏ, được điều khiển bằng motor điện tử.

Điều này khắc phục khuyết điểm của động cơ SOHC. So với DOHC : SOHC chỉ phát huy tác dụng tốt ở vòng tua máy thấp. Nhưng khi ở vòng tua máy cao sẽ bị đuối.

VVA Tac Dung

Nguyên lý hoạt động

Hai van xả được đẩy chung bởi một cây cò và chạy trên một gối cam quen thuộc. Tuy nhiên trên 2 van nạp sẽ có tới 2 cây cò làm việc. 2 cây cò này sẽ chạy trên hai gói cam khác nhau: một gói vừa và một gói cao.

Khi làm việc ở vòng tua từ 6000 rpm trở xuống. Cây cò ở gói cam sẽ hoạt động bình thường. Với mục đích tiết kiệm nhiên liệu sử dụng vì không đòi hỏi tốc độ quá cao.

Khi xe chạy ở số vòng tua cao hơn 6000 rpm, cây lẫy sẽ được đẩy bởi motor điện tử. Nối với cây cò chạy trên gói cam cao lúc này van sẽ được đẩy sâu vào trong.

VVA Tong Quan

Và thời gian đẩy lâu hơn để nạp lượng nhiên liệu nhiều hơn. Đồng nghĩa sức mạnh động cơ sẽ tăng đáng kể. Công nghệ này có nhiệm vụ chính là giúp xe vận hành hiệu quả ở cả tốc độ thấp và tốc độ cao.

VVA khi kết hợp với công nghệ Blue core và SSS. Sẽ càng làm cho chiếc xe vận hành tối ưu hơn rất nhiều. Nó vừa mạnh mẽ lại bền bỉ , êm ái, tiết kiệm nhiên liệu.

Xem thêm : Chức năng của ADN là ? Những ứng dụng khi xét nghiệm ADN

Ưu nhược điểm của VVA

Công nghệ này góp phần tạo ra đặc tính gia tốc tuyến tính và cảm giác tăng tốc mượt mà. Ngoài ra nó đem đến cảm giác phấn khích khi tăng ga.

Trước đây đa số xe phân khối lớn đầu gặp phải tình trang giật, máy rung khi ở vòng tua thấp. Do đó sự xuất hiện của van biến thiên VVA. Nó đã giúp tăng độ êm ái của động cơ khi chiếc xe vận hành ở vòng tua thấp.

VVA Xe Exciter 155

Loại van này có tác dụng tối ưu hóa việc đốt nhiên liệu của động cơ ở cả hai chế độ tua máy thấp và cao. Ở tua máy cao việc đốt nhiên liệu triệt để. Nó sẽ giúp chiếc xe đạt tối đa công suất thiết kế.

Tóm lại có thể thấy Hệ thống van biến thiên VVA là một bộ phận quan trọng. Và nó rất cần thiết trên những chiếc xe phân khối lớn.

Tham khảo:

Written by

Hợp Hyundai là chuyên gia bán hàng xe hơi với hơn 10 năm kinh nghiệm. Vì vậy các bài viết về đánh giá xe của Anh sẽ chính xác hơn, mang đến cái nhìn tổng quát về thị trường xe.