CKD là gì? Là thuật ngữ được khá nhiều khách hàng quan tâm khi lựa chọn ô tô tải. Nhất là khi thị trường cung ứng xe ô tô tại Việt Nam ngày càng trở nên đa dạng.
Thì việc nắm vững kiến thức về xe sẽ giúp bạn dễ dàng tìm kiếm được mẫu xe phù hợp. Để biết thêm thông tin về thuật ngữ trên, mời quý khách hàng tham khảo bài viết sau.
Nội dung chính
Xe CKD là gì?
Khi lựa chọn mua xe, chắc chắn nhiều khách hàng sẽ quan tâm đến việc : Mẫu xe này được nhập khẩu nguyên chiếc hay lắp ráp trong nước. Đây cũng chính là nguyên nhân làm nảy sinh thuật ngữ CKD hay CBU.
Vậy bản chất của những dòng xe này là như thế nào ? Xe CKD là gì? CKD thực chất là thuật ngữ dùng để chỉ những dòng xe được lắp ráp trong nước. Tên gọi đầy đủ của thuật ngữ này là Completely Knocked Down.
Một dòng xe được gọi là CKD khi các linh kiện của nó được nhập khẩu từ nước ngoài. Và được lắp ráp hoàn thiện trong nước trước khi phân phối ra thị trường.
Đây là thuật ngữ khá phổ biến trong ngành công nghiệp ô tô. Nơi các thành phần khác nhau của một chiếc xe được giao từ các nhà cung cấp trên thế giới.
Và được chính thức lắp ráp tại nước nhập khẩu. Hình thức này giúp cho giá thành của sản phẩm rẻ hơn khi đến tay người tiêu dùng.
Mặc khác, công ty sản xuất cũng có được nhiều lợi ích hơn. Do tận dụng được nguồn nhân công và nguyên liệu giá rẻ ở các nước sản xuất linh kiện và lắp ráp.
CKD là gì? Tại sao ô tô nhập khẩu theo hình thức CKD?
Một trong những nguyên nhân chính khiến các người mua thích xe CKD hơn là bởi vì Hải Quan. Người mua có thể sẽ tránh được một mức thuế cao về nhập khẩu.
Giá xe được mua sẽ rẻ hơn nhiều so với việc chọn mua một chiếc xe nhập khẩu nguyên chiếc. Mặc khác, việc nhập khẩu ô tô CKD còn bắt nguồn từ một số luật về pin và dầu phanh.
Cụ thể, máy móc và ô tô đều buộc phải sử dụng dầu phanh và pin của quốc gia đó. Điều này khiến cho nhiều công ty lắp ráp và phân phối ô tô lựa chọn đi theo hình thức này.
Tuy nói chiến lược này mang được khá nhiều lợi ích cho người dùng và cả nhà sản xuất. Song cũng tồn tại không ít thách thức trong quá trình vận chuyển linh kiện.
Nếu một bộ phận nào đó gặp trục trặc. Điều này đồng nghĩa với tiến độ lắp ráp trong nước sẽ bị trì hoãn.
- Có thể bạn quan tâm đến dịch vụ dán Decal ô tô An Phú Car giao ngay trong ngày
Phân biệt giữa xe CKD và CBU
Trước khi tìm hiểu về sự khác nhau giữa CKD và CBU, ta phải hiểu rõ thuật ngữ CBU là gì? CBU là hình thức nhập khẩu xe nguyên chiếc vào thị trường nội địa. Và do đó, phải chịu mức thuế nhập khẩu khá lớn cho nguyên chiếc.
Sự phân biệt giữa hai hình thức này xuất phát từ lợi ích. Thông thường, các dòng xe CBU luôn phải hứng chịu một mức thuế nhập khẩu cực kì cao. Điều này khuyến khích các hãng thúc đẩy hình thức lắp ráp xe trong nước.
Bởi hình thức nhập khẩu nguyên chiếc sẽ không tạo được nhiều cơ hội việc làm. Nhất là đối với quốc gia tiêu thụ sản phẩm đó. Trong khi đó, các dòng xe lắp ráp trong nước lại được khuyến khích hơn.
Không phải chỉ vì giá thành sản phẩm xe sẽ rẻ. Mà còn là một hình thức thúc đẩy các ngành công nghiệp phụ trợ. Đồng thời còn góp phần tăng tỷ lệ nội địa hóa cho sản phẩm như dùng dầu phanh hay pin trong nước.
Nếu một nhà sản xuất bất ngờ tung ra một sản phẩm mới trên thị trường. Thì người mua CBU sẽ nhanh chóng có được sản phẩm mới hơn. Tuy nhiên, người chờ mua xe lắp ráp trong nước sẽ phải đợi lâu hơn.
So sánh giá xe CKD và CBU
Mặc dù cùng là một phiên bản xe của cùng một nhà sản xuất. Nhưng khi áp dụng hai hình thức khác nhau sẽ tạo ra sự chênh lệch về giá cả. Thông thường, các mẫu xe nhập khẩu nguyên chiếc sẽ chịu mức thuế nhập khẩu cực cao.
Thuế suất thuế nhập khẩu áp dụng cho xe CBU là 70 – 80%. Thế nhưng đây chỉ là tầng thuế đầu tiên mà hình thức nhập khẩu nguyên chiếc này phải gánh chịu.
Các xe CBU sẽ phải gánh thêm thuế tiêu thụ đặc biệt với mức thuế suất là 45-60%. Và mức thuế suất cuối cùng là VAT. Do đó, giá thành của các loại xe này sẽ phải đội lên một cách đáng kể.
Trong khi đó, khi lựa chọn hình thức lắp ráp trong nước sẽ có lợi hơn về thuế. Vì linh kiện sẽ được áp một mức thuế nhập khẩu thấp hơn.
Đồng thời cũng sẽ chịu thuế tiêu thụ ít hơn. Điều này khiến giá của các dòng xe lắp ráp nhỏ hơn rất nhiều. Tuy nhiên, năm 2018 ASEAN thông qua và ký kết mức thuế nhập khẩu 0% với các dòng xe CBU.
Điều này khiến giá của các dòng xe như Toyota, Mazda,…được lắp ráp trong nước lại cao hơn nhập khẩu.
So sánh chất lượng xe CKD và CBU
Chất lượng xe CKD được nhiều người tiêu dùng đánh giá thấp hơn so với xe CBU. Bởi vì nhiều nguyên nhân khách quan khác nhau. Mặc dù tất cả đều được sản xuất theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất.
Tuy nhiên, trong quá trình lắp ráp trong nước cũng khó tránh khỏi một số sai sót. Dẫn đến xe có thể khác biệt về kỹ thuật, quy cách, cũng như vật liệu sử dụng.
- Xem thêm mẫu thảm sàn ô tô cao cấp dành cho mẫu xe này
Một số dòng còn có sự khác biệt về công nghệ, tuy nhiên điều này khá là nhỏ. Chính vì những nguyên nhân kể trên, mà nhiều người chấp nhận bỏ ra mức giá cao.
Chỉ để tậu cho mình những chiếc xe được nhập khẩu nguyên chiếc. Nhằm đảm bảo chất lượng cho chiếc xe mà họ sở hữu và giảm bớt rủi ro do lỗi kỹ thuật.
Xe ô tô không chỉ đơn giản là phương tiện đi lại mà nó còn là tài sản quan trọng. Do đó, khi mua quý khách hàng cũng nên tìm hiểu kỹ về nguồn gốc xuất xứ của xe.
Để đảm bảo mua đúng chiếc xe phù hợp với nhu cầu của mình. Hy vọng thông qua bài viết này, quý khách hàng đã hiểu được CKD là gì?
Và có được nhiều thông tin bổ ích về dòng xe được lắp ráp trong nước này. Chúc quý khách hàng nhanh chóng lựa chọn được một chiếc xe mà mình yêu thích.
Tham khảo:
- Chọn màu xe hợp tuổi giúp đem đến nhiều tài lộc và may mắn
- Bạt phủ ô tô áo trùm xe chống nắng che mưa cao cấp HCM
- Nắp thùng xe bán tải chính hãng nhiều mẫu mới Đẹp giá tốt